Quản trị tài chính cá nhân | Kỹ năng ai cũng cần #3 | iammaitrang

Xin chào. Trang đã quay trở lại cùng với một kĩ năng tiếp theo trong chuỗi “Kĩ năng mà ai cũng cần”. Và ngày hôm nay sẽ là một chủ đề mà Trang đã nhận được rất nhiều comment của các bạn từ video lần trước. KĨ NĂNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN. Phụ đề bởi “CXin chào. Trang đã quay trở lại cùng với một kĩ năng tiếp theo trong chuỗi “Kĩ năng mà ai cũng cần”. Và ngày hôm nay sẽ là một chủ đề mà Trang đã nhận được rất nhiều comment của các bạn từ video lần trước. KĨ NĂNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN. Phụ đề bởi “Chiến binh làm Sub”. Theo các bạn thì giàu có có nghĩa là gì?. Có một định nghĩa mà Trang đọc được trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo”. Của tác giả Robert Kiyosaki mà Trang rất thích. Giàu có có nghĩa là nếu như bây giờ các bạn không làm gì nữa cả. Thì tất cả những tài sản mà các bạn đang có. Sẽ giúp cho các bạn sống được trong bao nhiêu lâu. Nếu như các bạn sống được càng lâu thì điều đó có nghĩa là các bạn càng giàu có. Để tự do thì cần kỉ luật. Nghe có vẻ vô lí nhưng thật ra lại rất hợp lí. Thuờng thì những nỗi lo lắng về tài chính sẽ tới từ việc bạn.
Không đủ tiền chi trả cho những nhu cầu của mình. Hay là nợ nần. Hay là tháng này mình tiêu quá số tiền mà mình nên tiêu. Tháng sau mình không còn đủ tiền để mình dành cho những nhu cầu tiếp theo nữa. Thế cho nên để sống một cuộc sống thoải mái và tự do hơn. Không phải lo nghĩ về tài chính quá nhiều mỗi tháng. Thì điều mà các bạn cần làm đầu tiên đó chính là “Kỉ luật và nguyên tắc”. Thế cho nên quy tắc mà Trang muốn giới thiệu với các bạn đầu tiên có tên gọi là. 50/30/20. Vậy 50/30/20 có nghĩa là gì?. 50/30/20 nói đến tỉ lệ chi tiêu số tiền mà các bạn kiếm được mỗi tháng. Giả sử nếu như các bạn kiếm được 10 triệu mỗi tháng. Thì 50 tương ứng với 50%. Sẽ cần dành cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Những nhu cầu thiết yếu bao gồm: nhà cửa, điện nước, sinh hoạt. Tức là những thứ giúp cho các bạn duy trì cuộc sống.
Nếu như thiếu những thứ này thì cuộc sống của các bạn sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Giả sử nếu như các bạn kiếm được 10 triệu/tháng. Thì đồng nghĩa với việc các bạn sẽ dành 5 triệu. Cho tất cả các vấn đề lien quan tới tiền thuê nhà này. Tiền điện này, tiền nước này, tiền internet, tiền mạng, tiền điện thoại. Đó là những thứ mà các bạn cần phải chi trả. Thế nếu như các bạn kiếm được 10 triệu mỗi tháng thôi. Nhưng mà các bạn lại muốn ở một ngôi nhà đẹp hơn. Chi phí thuê nó là khoảng 4 triệu trở lên chẳng hạn. Hoặc là 6 triệu/ tháng. Thì chắc chắn là các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì sao ạ?. 4 triệu/tháng cho tiền thuê nhà. Thì chỉ còn có 1 triệu để các bạn ăn uống. Rồi tiền điện, tiền nớc, tiền điện thoại. Thì tất cả những khoản tiền đó nó không thể chỉ nằm trong 1 triệu được đúng không?. Thế cho nên nếu như mà muốn đảm bảo một cuộc sống tốt.
Với mức lương chỉ có 10 triệu/ tháng thôi. Thì các bạn sẽ cần tìm cách để giảm tiền thuê nhà xuống. Tiếp theo 30 tương đương với 30% khoản tiền các bạn kiếm được mỗi tháng. Thì nên dành cho những mong muốn cá nhân mà các bạn thích. Ví dụ như shopping mua sắm. Cà phê với bạn bè, xem phim. Mong muốn thì khác nhu cầu thiết yếu ở chỗ là. Mong muốn thì có cũng được không có cũng không sao. Nhưng mà nhu cầu thiết yếu nếu như mà thiếu đi thì cuộc sống của các bạn. Sẽ rất là khó để duy trì một cách tốt nhất, đảm bảo nhất. 10 triệu các bạn kiếm được thì 3 triệu để dành cho việc này. Và cả tháng chỉ có 3 triệu thôi đấy nhé. Không được tiêu quá số tiền này đâu. Nếu mà muốn đi du lịch nhiều tiền hơn thì phải tiết kiệm nhiều tháng lại. Thì mới có khoản tiền đó. Còn 20 tương ứng với 20% số tiền mà các bạn kiếm được. Ơ đây theo ví dụ mà mình đã theo từ ban đầu tức là 2 triệu trong khoản tiền 10 triệu.
Mình sẽ đề dành để tiết kiệm hoặc đầu tư. Có nghĩa là nếu như mình nhận được lương. Thì ngay lập tức 20% mình phải nhét lợn hoặc là mình chuyển sang tài khoản khác. Hoặc là mình đem đi đầu tư. Để mình không động chạm tới 20% này trong quá trình chi tiêu hàng tháng của mình. Mặc dù là 20% nghe có vẻ ít ỏi thế thôi, ít hơn những nhu cầu khác. Nhưng nếu như các bạn tích lũy cứ nhỏ nhỏ nhỏ một. Thì dần dần, cứ mỗi năm rồi nhiều năm các bạn sẽ có một khoản tiền lớn. Để giúp cho những nhu cầu khác lớn hơn. Ví dụ như là các bạn muốn đi du lịch xa. Các bạn muốn đầu tư vào việc học của mình. Hay là nhỡ chẳng may các bạn có vấn đề về sức khỏe. Thì đây sẽ là khoản tiền cứu cánh cho các bạn những lúc mà các bạn cần. Với quy tắc 50/30/20 này. Thì lời khuyên của Trang dành cho các bạn để có thể chi tiêu một cách thông minh hơn.
Và đâu tư trong dài hạn hơn. Đó là 10 triệu ngay lập tức cắt 2 triệu bỏ vào tài khoản. 5 triệu thì không thể thiếu được rồi mình dành cho các nhu cầu thiếu yếu khác. Còn 3 triệu thay vì mình mua váy, mình đi chơi, mình đi shopping, mình đi nghe nhạc. Thì mình dùng để đầu tư cho bản thân mình. Bằng cách mình mua một khóa học. Mình học thêm một kĩ năng mới. Bằng việc học thêm kĩ năng mới. Bằng việc biến những mục đích để học tập thành những sở thích của mình. Thì các bạn sẽ đầu tư cho bản thân một cách dài hạn hơn. Đó cũng là lời khuyên thứ hai của Trang. Đầu tư cho bản thân luôn luôn là khoản đầu tư có lời nhất. Thời khuyên tiếp theo lien quan đến quản trị tài chính cá nhân. Đó là trước khi mua một món đồ nào đó. Các bạn hay cầm nó lên và can nhắc thật kĩ. Hỏi đi hỏi lại mình câu hỏi rằng. Liệu mình có thật sự cần món đồ này không?.
Khi các bạn đi mua đồ các bạn cần phải cầm nó lên. Nhìn qua nhìn lại xem mình có thật sự thích nó hay không đã. Nếu như đó là một món đồ như là quần áo chẳng hạn. Các bạn cần phải tự hỏi xem là món đồ này có thể thực sự kết hợp được với nhiều. Items khác ở trong cái tủ đồ của mình hay không. Món đồ này có thực sự mặc được trong nhiều sự kiện hay không. Hay là chỉ mặc được trong vài sự kiện ít ỏi thôi. Thì có xứng đáng để bỏ tiền ra mua hay không?. Rồi tiếp theo nhìn cái giá của nó. Xem là với giá này có xứng đáng để mình đầu tư nó hay không?. Việc tự hỏi mình câu hỏi có cần mua món đồ này không sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm được khoảng tiền rất lớn. Tiếp theo nữa các bạn hay quay trở lại với căn phòng của mình, ngôi nhà của mình. Và xem xem những món đồ nào từ 3 tới 6 tháng trở lại đây các bạn đã không còn dùng nữa.
Thì hãy gói gém nó lại để hoặc là bỏ nó đi hoặc là cho những người khác cần nó hơn mình. Và từ việc đó các bạn cũng sẽ thấy rằng là. Rõ ràng có những món đồ mà mình mua cũng chỉ trong vòng nửa năm lại đây thôi. Nhưng mà mua về nó vẫn cứ đấy và mình không dùng đến nó. Nếu như những món đồ mua về không được dùng ngay. Không được áp dung thực tế vào trong cuộc sống của chính bạn. Thì đừng mua món đồ đó về làm gì cả. À Trang biết rồi bây giờ sẽ có nhiều người đặt câu hỏi là. Cuối năm rồi, mùa lễ hội đến rồi các cửa hàng sale nhiều lắm. Và sale những 5070% đi qua mà không mua sẽ thấy rất là tiếc. Lúc đó Trang sẽ thường suy nghĩ như thế này. Cầm cái túi đó lên. À cái túi này đẹp thật đấy. Rẻ thật đấy. Ở nhà mình cũng có cái tương tự như thế này rồi. Hay là mình mua nó đến khi nào cái túi ở nhà mình hỏng thì mình dùng cái này.
Nghe cũng hợp lí đúng không?. Nhưng ngay sau đó Trang sẽ phản biện mình ngay. Trang sẽ nghĩ rằng là. Đừng lo bởi vì khi nào cái túi cũ ở nhà mình hỏng ý. Thì chắc chắn lúc đó sẽ còn nhiều cửa tiệm khác cũng sale. Và cũng có nhiều mẫu mã khác update hơn cái mẫu mã này. Đẹp hơn cái mẫu mã này mà biết đâu còn rẻ hơn cái túi này nữa. Cho nên bây giờ mình không ham rẻ, mình không cần phải mua. Rõ rang là bây giờ thì cung nhiều hơn cầu đúng không ạ. Nơi nơi nhà nhà đều có túi sách, quần áo, giầy dép rồi. Nên các bạn không lo không tìm thấy món đồ mình thích vào thời điểm mình cần đâu. Lời khuyên tiếp theo của Trang dành tới cho các bạn. Là nhất thiết các bạn phải tiêu nhiều hơn số tiền các bạn kiếm được. Lại tiếp tục trở lại câu chuyện về hàng sale, về hàng giảm giá. Có rất nhiều ngươi thấy kì sale tới. Đi shopping cùng với bạn bè.
Bạn mình cũng mua, mình cũng muốn mua. Mà tháng này mình đã hết quỹ chi tiêu 30% cho mong muốn của mình rồi. Thì thôi mình vay bạn mình. Mình vay 1 triệu 2 triệu mình mua nốt cái đồ này thôi. Rồi tháng sau mình tự nhủ là mìnhsẽ không tiêu vào khoản tiền đó nữa. Để mình trả nợ bạn mình, mình sẽ nhịn trong tháng sau. Nhưng ai ngờ rằng tháng sau nó lại sale tiếp. Lần này người ta sale mỹ phẩm, người ta sale đồ makeup. Mà mình cũng thiếu đồ makeup quá trời luôn. Thế bây giờ mình phải làm thế nào? Mình lại tiếp tục tiêu tiếp hay sao?. Cái tính cách này hay cái thói quen suy nghĩ là. Cứ tiêu trước đi rồi tiếp tục kiếm tiền trả nợ lại. Sẽ khiến cho các bạn luôn luôn ở trong cái vòng xoáy luẩn quẩn của việc nợ nần. Dù là khoản nợ đó nó chỉ ít thôi. 1 triệu 2 triệu 3 triệu nhưng mà cẩn thận đấy nó sẽ làm cho các bạn mất đi tình bạn bè.
Chẳng có ai ngại cho các bạn vay vài trăm ngàn hay vài triệu cả. Nhưng cái quá trình mà đi đòi nợ nó mới vất vả và mệt m đúng không ạ. Các bạn cho người khác vay các bạn cũng sẽ thấy thế thôi. Nên các bạn không muốn trở thành con nợ trong mắt bạn bè mình. Không muốn bạn bè nói những điều tiếng không tốt về mình. Và các bạn chắc chắn điều quan trọng hơn. Muốn làm chủ hành vi và cả suy nghĩ, và tư duy của mình nữa. Muốn kiểm soát được những hành động đó. Thì điều tối quan trọng các bạn phải có những quy tắc trong việc chi tiêu. Và tiêu ít hơn số tiền mà các bạn kiếm được. Là một trong những nguyên tắc đó. Nếu như các bạn chỉ có 3 triệu hãy chỉ mang 2 triệu thôi để mang đi tiêu. Và tiêu hết số tiền đó là đi về, không tiêu thêm nữa. Trừ khi đó là những khoảng đầu tư cho bản thân mình. Như là một khóa học rất hay các bạn muốn học.
Hay là một cái gì đầu tư về lâu dài, về dài hạn. Thì các bạn có thể cân nhắc thật kĩ xem khóa học này có thực sự cần thiết với mình không. Mình cần nó đến đâu. Và nếu như nó thực sự cần thiết thì có thể vay bạn mình tiền nhưng nhất thiết tháng sau phải trả lại nó ngay lập túc. Và lời khuyên cuối cùng cuả Trang dành tới cho các bạn là. Hãy mua tài sản thay vì mua nợ. Đây cũng là một điều rất hay mà Trang học được trong cuốn “Cha giàu cha nghèo” của tác giả Robert Kiyosaki. Trong cuốn sách này thì Robert Kiyosaki có dạy rằng. Nếu như các bạn cân nhắc mua một món đồ gì đó. Thì cũng như cũng như là các bạn hỏi xem món đồ này có thực sự cần thiết không. Thì có thể suy nghĩ sâu xa hơn là. Tự hỏi bản thân mình xem món đồ này khi mang về nhà. Nó sẽ trở thành một tài sản, hay nó sẽ trở thành một khoản nợ. À thế thì phân biệt tài sản và khoản nợ như thế nào?.
Đơn giản thôi. Tài sản là những thứ mua nó về nhà, nó sẽ giúp cho các bạn kiếm thêm được tiền. Hoặc là giúp cho các bạn thuận lợi hơn trong công việc của mình. Tức là tăng năng suất và hiệu quả công việc của mình lên. Còn món nợ có nghĩa là mua nó về nhà các bạn sẽ phải đầu tư thêm tiền vào nó. Mà nó không thực sự mang lại những hiệu quả những lợi ích. Để giúp cho các bạn tăng năng suất làm việc hay là kiếm thêm tiền. Trang lấy một ví dụ như thế này cho đơn giản. Ví dụ như các bạn mua một cái xe máy đi. Và nếu như các bạn là một người lái xe Grab chẳng hạn. Mua một cái xe máy mới sẽ giúp các bạn chạy được nhiều hơn. Không bị hỏng xe, năng suất chạy nhanh hơn tốt hơn. Các bạn đi lại tiện hơn, khách hàng của các bạn vui hơn, đánh giá các bạn cao điểm hơn. Thì có nghĩa là xe máy này đã trở thành tài sản của các bạn rồi.
Vì nó trực tiếp phục vụ cho công việc kiếm tiền của các bạn đó là chạy Grap. Còn nếu như các bạn muốn mua một cái xe máy mới. Giả sử như là một cái xe phân khối lớn. Trong khi đã có cái xe máy bình thường rồi. Thì mua cái xe phân khối lớn về để làm gì. Đơn giản chỉ để đi dạo phố vài vòng thôi cho vui bởi vì mình thích. Nhưng mà thay vào đó, mua cái xe phân khối lớn về. Các bạn phải đầu tư thêm rất nhiều tiền cho nó. Từ tiền xăng đắt hơn này, từ tiền bảo trì, bảo duỡng. Cho đến việc là phải luôn luôn gửi xe ở cái chỗ đắt hơn chút xíu. Rửa xe ở những cái chỗ đắt hơn chút xíu. Để bảo vệ những cái lớp sơn hay là không có ai sờ mó đế cái xe của các bạn. Thì có nghĩa các bạn phải đầu tư thêm rất là nhiều tiền. Không chỉ tiền mà còn cả tư duy suy nghĩ xem làm thế nào để bảo quản cái món đồ đó nữa. Có nghĩa là cái đó đã trở thành nợ của các bạn rồi.
Nên nhất quyết các bạn phải nghĩ xem là. Món đồ này mua về nó có là tài sản của mình hay không hay nó là nợ. Thì chúng ta hãy bye bye nó và không nên mua nó về làm gì cả. Hãy chỉ mua một cái xe máy bình thường thôi. Phục vụ cho những mục đích bình thường của các bạn thế là đủ rồi. Trong cuộc sống của mình thì Trang không bao giờ mua cái gì mà chỉ giúp mình để giải trí cả. Như các bạn thấy thì trong phòng Trang không có TV. Trang không xem TV. Nếu như muốn xem TV thì các bạn hooàn toàn có thể dùng cái điện thoại của mình. Tải những cái app rất là đơn giản. Ví dụ như là. VTV Go hoặc là VTV Giải trí để xem phim. Những app này sẽ giúp cho bạn xem phim trên điện thoại của mình mọi lúc, mọi nơi. Không phải là vì Trang làm ở VTV nên Trang quảng cáo đâu nhé. Bởi vì nó rất là tiện. Trang luôn luôn xem lại những chương trình mà Trang dẫn ở trên những app này.
Các bạn hoàn toàn có thể tìm rất nhiều những cách thức thay thế khác nhau. Để giúp cho cuộc sống của mình thuận tiên hơn. Không bày vẽ, sống đơn giản, sống tối giản thôi. Thì cuộc sống của các bạn cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Không phải mất thời gian tư duy, suy nghĩ nhiều về nó nữa. Và để kết lại cho video ngày hôm nay Trang khuyên các bạn hãy nên đọc cuốn sách “Cha giàu cha nghèo”. “Rich dad Poor dad” của tác giả Robert Kiyosaki. Nó sẽ giúp cho các bạn thay đổi tư duy và kĩ năng liên quan đến câu chuyện quản trị tài chính cá nhân. Và là giàu cho bản thân mình hơn rất nhiều. Còn một cuốn sách nữa cũng rất là hay. Think and grow rich của tác giả Napoleon Hill. Cuốn sách này thì Trang mới đang đọc thôi. Để xem nó có gì hay thì Trang sẽ gợi ý cho các bạn. Nhưng nó đã nằm trong top những cuốn sách kinh điển được rất nhiều người gợi ý rồi.

https://youtu.be/FryHIcEJEkkXin chào. Trang đã quay trở lại cùng với một kĩ năng tiếp theo trong chuỗi “Kĩ năng mà ai cũng cần”. Và ngày hôm nay sẽ là một chủ đề mà Trang đã nhận được rất nhiều comment của các bạn từ video lần trước. KĨ NĂNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN. Phụ đề bởi “C

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *